Bơi bướm lần đầu xuất hiện vào năm 1993, kiểu bơi này là sự phát triển kỹ thuật của bơi ếch. Cùng chuyên mục thể thao và sức khỏe tìm hiểu kỹ thuật này nhé.
Bơi bướm là gì?
Bơi bướm tiếng Anh là Butterfly stroke (hay Fly stroke, Dolphin stroke). Đây là kiểu bơi nhanh, đòi hỏi kỹ thuật và thể lực cao hơn bơi sải, bơi ếch hay bơi ngửa. Lý do là bởi bơi bướm phải kết hợp nhịp nhàng chuyển động của cả chân, tay và toàn thân.
Bơi bướm là kiểu bơi mới nhất được đưa vào thi đấu. Nó xuất hiện lần đầu vào năm 1933 và được phát triển từ bơi ếch. Trong bơi bướm, động tác tay đối xứng nhau, hai chân khép sát, uốn lượn đạp nước giống như đuôi cá heo. Bên cạnh đó toàn thân bạn phải kết hợp ngoi lên và lặn xuống. Chuyển động này tạo ra sự uốn lượn nhịp nhàng theo hình sóng.
Tác dụng của bơi bướm
– Cũng như các kiểu bơi khác, bơi bướm giúp rèn luyện cơ thể, nâng cao sức khỏe
– Tập bơi là cách được nhiều người chọn để giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi
– Tham gia luyện tập bơi hàng ngày sẽ giúp hệ cơ phát triển tốt hơn. Đó chính là lý do các vận động viên bơi bướm chuyên nghiệp luôn sở hữu một cơ thể dẻo dai và một body lý tưởng.
– Bơi bướm đúng cách sẽ giúp bạn có một vòng 3 thon gọn và săn chắc. Nguyên nhân vì kiểu bơi này có các động tác uốn sóng toàn tân, các bó cơ bụng luôn hoạt động để đốt cháy lượng mỡ thừa
Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm cơ bản
Động tác khởi động
Dành khoảng 15-30 phút để khởi động, làm nóng cơ thể và linh hoạt các khớp xương giúp giảm chấn thương và hạn chế những tình huống xấu như chuột rút, co cơ hay sốc nhiệt.
Bài tập cơ bản nhất không thể bỏ qua khi bắt đầu luyện tập thể thao.
Kỹ thuật thở
Khác với bơi sải hay bơi ếch, ở bơi bướm, phổi cần lượng không khí nhiều hơn và gấp 2 lần . Do kiểu bơi này cần đến một nhịp quạt tay và hai nhịp đạp chân. Bơi bướm tiêu hao năng lượng gấp 2 lần bơi sải và 4 lần bơi ếch, vì thế cần kỹ thuật thở chính xác để lâu đuối sức hơn.
Thực hiện động tác hít thỏ dưới nước, khi đầu lên khỏi mặt nước thì đưa cằm về phía trước, lấy một hơi thật nhanh và sâu, chìm đầu xuống nước và thở ra bằng mũi thật chậm.
Động tác chân
Gần giống với động tác bơi ếch, nhưng thêm hai nhịp chân bướm. Nhịp đầu tiên tạo bằng mu bàn chân ngay sau khi khép chân ếch và quạt tay ếch vừa xong. Nhịp tiếp theo đạp mạnh bằng hai cẳng chân để đẩy nâng đầu lên trên khỏi mặt nước, lấy hơi và chuẩn bị kì quạt tay ếch tiếp theo.
Động tác tay và đầu
Khi nhịp chân bướm giúp đẩy cơ thể lên và tay quạt tới ngang ngực thì đầu bắt đầu nhô lên trên mặt nước, lấy hơi bằng miệng.
Vuốt nước và vung tay ra sau, cúi chìm đầu xuống nước để hai tay thoát khỏi mặt nước.
Không nên cố gắng quạt tay kéo nước mạnh để đầu và tay vọt lên cao, sẽ làm mất sức nhanh chóng.
Phối hợp các nhịp cơ thể với nhau
Nhịp quạt tay và đạp chân trong giai đoạn đầu theo tỷ lệ 1:1:2 – quạt tay bướm: đạp chân ếch: chân phẩy. Sau đó thay nhịp chân ếch và chân phẩy bằng hai nhịp chân phẩy bướm.
Sự phối hợp giữa các động tác và nhịp hơi thở vô cùng quan trọng trong kỹ thuật bơi bướm.
Bơi bướm là một kỹ thuật khó và tốn sức nhiều hơn những kiểu bơi khác, nhưng hiệu quả thu được rất đáng mong đợi.
Để tập được kiểu bơi này, bạn phải thực hiện được thành thạo những kỹ thuật cơ bản, và cần sự hướng dẫn của huấn luyện viên để chỉnh sửa các động tác một cách chính xác.