Thứ Sáu,19/04/2024 21:20:01 GMT +7
Hậu Trường

Asiad là gì? Cách thức Asiad được diễn ra như thế nào

Asiad là gì? Bạn đã biết những thông tin mới nhất về giải bóng đá thú vị này, hãy cùng chuyên mục hậu trường tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Asiad là giải gì?

Asiad là giải gì là câu hỏi được rất đông đảo người hâm mộ quan tâm. Giải Asiad là một sự kiện thể thao mang tầm cỡ châu lục, có tên gọi khác là Đại hội thể thao Châu Á hay Á vận hội. Giải được diễn ra 4 năm một lần cùng với sự góp mặt của một số đoàn vận động viên đến từ khu vực châu Á. Điều hành trực tiếp giải đấu Asiad là Hội đồng Olympic Châu Á, nhưng vẫn chịu sự giám sát chặt chẽ và nghiêm ngặt của Ủy ban Olympic quốc tế. Xét về quy mô thì giải Asiad là giải đấu thể thao lớn thứ 2 trên thế giới và chỉ sau thế vận hội Olympic.

Lịch sử hình thành của giải ASIAD

ASIAD ra đời là một quá trình dài suốt nhiều năm liền cho đến ngày hôm nay, SMS Bóng Đá tạm chia quá trình hình thành và phát triển của giải đấu này làm ba giai đoạn: thời kì sơ khai, giai đoạn thành lập và giai đoạn phát triển.

ASIAD thời kỳ sơ khai

Tiền thân của giải bóng đá lớn số 1 Châu Á này được mang tên “Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông” là một giải đấu nhỏ được tổ chức lần đầu tiên tại Manila, Philippines năm 1913, để nhấn mạnh tình đoàn kết thống nhất, và hợp tác của ba quốc gia: Trung Hoa Dân Quốc, Đế quốc Nhật Bản và Philippines. Càng về sau số lượng các quốc gia Châu Á tham gia ngày một đông nhưng đến năm 1938, giải bị hủy và ngừng tổ chức do Nhật Bản xâm lược Trung Quốc và ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ hai ở Thái Bình Dương.

Giai đoạn buổi đầu thành lập

Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc có nhiều quốc gia dành được độc lập dân tộc, nên họ mong muốn có một sân chơi không bạo lực để thi đấu và am hiểu nhau hơn. Thế là Asiasd dần dần đặt nền móng xây dựng lại theo các cột mốc như sau:

Tháng 8 năm 1948: trong thời gian Thế Vận hội lần thứ 14 diễn ra tại London, Vương quốc Anh, ông Guru Dutt Sondhi, đại diện IOC của Ấn Độ đề xuất với các trưởng đoàn thể thao các nước châu Á tham dự Thế Vận hội ý tưởng về việc tổ chức đại hội thể thao châu Á, cùng thỏa thuận thành lập Liên đoàn điền kinh châu Á.

Tháng 2 năm 1949: Liên đoàn đại hội thể thao châu Á (AGF) thành lập và thống nhất đại hội sẽ được tổ chức mỗi bốn năm một lần tại các quốc gia khác nhau.

Tháng 3 năm 1951: Kì ASIAD đầu tiên được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ. Mùa giải này tổng cộng có 489 vận động viên đến từ 11 quốc gia: Afghanistan, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Miến Điện, Nepal, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Sri Lanka và Thái Lan tham gia tranh tài tại các môn: điền kinh, bóng đá, bóng rổ, bơi lội, cử tạ và đua xe đạp.

Năm 1954: Có sự xuất hiện thêm 8 quốc gia và vùng lãnh thổ. Môn đua xe đạp bị loại bỏ, bổ sung quyền anh, bắn súng và vật.

Năm 1958: ASIAD tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản với 1.422 vận động viên, dự tranh 13 môn thể thao. Sức hút của ASIAD bắt đầu lan tỏa khắp châu lục. Đây cũng là lần đầu tiên, lễ rước đuốc được tổ chức.

Giai đoạn phát triển

Năm 1962: Indonesia đăng cai ASIAD nhưng phản đối sự tham gia của Đài Loan và Israel, dẫn đến sự bất đồng trong nội bộ đại hội. IOC đe dọa sẽ không ủng hộ kì ASIAD này nếu nước chủ nhà muốn đẩy hai nước trên ra khỏi đại hội. Bất chấp mâu thuẫn, ASIAD vẫn diễn ra tại Indonesia mà không có mặt Đài Loan và Israel.

Năm 1966: Thái Lan đã làm hình ảnh của ASIAD được khôi phục trở lại khi tổ chức ở Bangkok. Kỳ đại hội này được đánh giá là một kỳ đại hội thành công rực rỡ.

Năm 1970: Thái Lan lại tổ chức đại hội mặc dù họ đã từng làm chủ nhà đại hội trước đó do an ninh bất ổn ở Triều Tiên, kinh phí tổ chức do Hàn Quốc lo liệu. Thời điểm này khu vực Đông Nam Á đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của phong trào thể thao châu lục.

Năm 1973: Liên đoàn có thêm bất đồng khác sau khi Mỹ và các quốc gia khác chính thức công nhận Trung Quốc và các nước Ả Rập, phản đối Israel.

Năm 1974: Iran đăng cai, con số các nước và vùng lãnh thổ tham dự đã lên tới 25.

Năm 1977: những cuộc xung đột với Bangladesh và Ấn Độ khiến Pakistan cũng phải hủy kế hoạch tổ chức ASIAD vào năm sau. Đại hội lần nữa lại tổ chức tại Thái Lan (1978).

Năm 1982: New Delhi lần thứ hai đứng ra đăng cai ASIAD. Lần này có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với 4.500 vận động viên. Đây cũng là kỳ ASIAD có sự tham gia trở lại của các vận động viên Việt Nam.

Năm 1986: Hàn Quốc đăng cai và coi ASIAD lần này chính là bước tập dượt cho Olympic 1988 mà họ là chủ nhà.

Năm 1990: ASIAD đến với Bắc Kinh, ngôi vô địch toàn đoàn thuộc về nước chủ nhà.

Năm 1994: ASIAD được tổ chức ở Hiroshima, Nhật Bản. Lần đầu tiên, ASIAD không diễn ra ở một thành phố thủ đô. Hiroshima vốn là thành phố bị huỷ diệt bởi bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ hai nên chủ đề của ASIAD lần đó là hoà bình và hữu nghị.

Năm 1998: lần thứ 4 Thái Lan đăng cai ASIAD.

Năm 2002: ASIAD được tổ chức tại Busan, Hàn Quốc với nhiều kỉ lục thế giới được thiết lập. Đại hội ghi nhận sự trở lại của Afghanistan và sự tham gia lần đầu tiên của Đông Timor.

Năm 2006: ASIAD được tổ chức tại Doha, Qatar. Đây là Á vận hội lần thứ 15.

Năm 2010: ASIAD được tổ chức tại Trung Quốc lần thứ hai, nhưng lần này địa điểm đăng cai là ở Quảng Châu.

Năm 2018: ASIAD được tổ chức tại Jakata, Indonesia

Lý do tạm ngừng từ năm 2010 đến năm 2018 là do OCA thay đổi chu kỳ tổ chức Đại hội Thể thao châu Á. Theo đó, Đại hội sẽ được tổ chức trước Thế vận hội một năm. Sau Incheon 2014 sẽ là Asian Games 2019. Tuy nhiên, OCA đã quyết định tổ chức Asiad 18 vào năm 2018, chứ không phải 2019 như trước.

Asiad mấy năm 1 lần

Đại hội thể thao Châu Á – Asiad được tổ chức 4 năm một lần với sự tham gia góp mặt của các đoàn vận động viên các nước trong khu vực châu Á. Có tổng số 46 nước tham gia thế vận hội.

Hình thức thi đấu:

Bắt đầu từ năm 2002, các đội tuyển nam tham dự môn bóng đá nam ở Asiad chỉ dành cho các cầu thủ U23 và mỗi đội chỉ được đăng ký thêm tối đa 3 cầu thủ lớn hơn 23 tuổi (U23+3)…

Bóng đá nam Asiad không có vòng loại, tất cả các đội bóng đều có thể tham dự. Vì vậy số lượng các đội tham dự Asiad không cố định. Mỗi kỳ Asiad lại có số lượng đội khác nhau. Dù là những đội yếu như Lào, Campuchia…đều có thể tham dự nếu muốn.

Sau lễ bốc thăm, 24 đội bóng sẽ lần lượt được chia vào 6 bảng. Thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt tính điểm. 2 đội xếp đầu ở mỗi bảng và 4 đội thứ ba có thành tích tốt nhất sẽ giành vé vào vòng đấu loại trực tiếp.

Thành tích

Tính đến thời điểm này, quốc gia có số lần vô địch Asiad nhiều nhất đó chính là Iran và Hàn Quốc. Cả 2 đội bóng này đều vô địch 4 lần. Tiếp theo đó là Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc là các đội bóng đã vô địch 2 lần. Còn lại, Nhật Bản, irag, Bắc Triều Tiên, Qatar, Uzbekistan là các đội bóng đã vô địch 1 lần.