Thứ Sáu,19/04/2024 20:46:40 GMT +7
Hậu Trường

Bí quyết sơ đồ chiến thuật sân 5 người hiệu quả

Chuyên mục hậu trường mang đến tất tần tật về kỹ thuật bóng đá mini 5 người, những sơ đồ  – chiến thuật sân 5 người đánh bại mọi đối thủ.

Chiến thuật tấn công và phòng ngự trong bóng đá 5 người là gì?

Trong bóng đá sân mini 5 người thường phân loại 2 chiến thuật: chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng ngự.

– Chiến thuật phòng ngự: Đúng như tên gọi của nó, chiến thuật phòng ngự ưu tiên bảo vệ khung thành.

– Chiến thuật tấn công: Với chiến thuật tấn công sẽ ưu tiên ghi bàn thắng. Điều này có nghĩa là các huấn luyện viên có thể sắp xếp nhiều cầu thủ tiền đạo hơn. Để mỗi pha bóng tấn công sẽ có nhiều cầu thủ hơn, khả năng ghi bàn là cao hơn.

Để nâng cao trình độ chơi bóng đá theo chiến thuật, các bạn nên tham gia các trung tâm dạy đá bóng để nâng cao trình độ kỹ thuật cùng với đọc chiến thuật bóng đá chuẩn và đúng. Đến với các lớp học đá bóng của Thể Thao Tuổi Trẻ các bạn sẽ được dạy kỹ – chiến thuật từ cơ bản đến nâng cao.

Khi nào nên sử dụng chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng ngự?

A, Chiến thuật tấn công bóng đá 5 người

Chiến thuật tấn công trên sân 5 người được sử dụng trong nhiều trường hợp. Dưới đây là những trường hợp hay được sử dụng nhất:

– Đội của bạn được đánh giá mạnh hơn đối thủ. Trong trường hợp này, ghi bàn nhiều hơn để giành chiến thắng là chiến thuật hợp lí.

– Đội của bạn cần bàn thắng. Trong những trận đấu quyết định mà nếu bạn không thắng, bạn sẽ bị loại khỏi giải đấu. Đặc biệt là khi đội bạn lại đang gặp bất lợi nữa. Các huấn luyện viên thường hay sử dụng chiến thuật này.

B, Chiến thuật phòng thủ bóng đá 5 người

Chiến thuật phòng thủ sân 5 người được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau của đội bóng như sau:

– Đội bóng của bạn được đánh giá thập hơn đội đối phương. Với trường hợp này sử dụng chiến thuật bóng đá 5 người phòng thủ tấn công là hợp lý nhất.

– Đội bóng của bạn cần hòa. Trong những trận đấu cần hòa và thắng thì chúng ta nên chơi bài chắc là phòng thủ nhiều hơn tấn công. Với sơ đồ chiến thuật bóng đá 5 người phòng thủ thì ít đội bóng có thể giành chiến thắng được.

Chiến thuật bóng đá 5 người yêu cầu những gì?

Không chỉ riêng sơ đồ chiến thuật bóng đá 5 người mà ở bất kỳ sơ đồ nào khác cũng cần có những nền tảng cơ bản. Đó là kỹ thuật, thể lực và tốc độ. Cho dù bạn sở hữu một chiến thuật hoàn hảo nhưng kỹ năng của bạn lại quá kém thì cũng đều không hiệu quả. Có một vài nguyên tắc khác khi thi đấu ở sơ đồ chiến thuật bóng đá sân cỏ nhân tạo 5 người như sau:

Tất cả các cầu thủ đều luôn phải trong tư thế sẵn sàng. Sẵn sàng ở đây có thể là chuyển sang trạng thái tấn công hoặc phòng ngự hay lập tức. Thông thường, trong sơ đồ chiến thuật 5 người, việc phản công ghi bàn là khá đơn giản và dễ thành công.

Phải luôn tính đến trường hợp bị phản công. Cả đội dồn lên tấn công nhưng luôn phải có một cầu thủ sẵn sàng bọc lót nếu cần thiết. Nhiệm vụ của cầu thủ này là làm giảm nhịp độ trận đấu và đợi đồng đội về kịp.

Các sơ đồ chiến thuật bóng đá 5 người đỉnh cao

Sơ đồ 1-2-1: Chiến thuật “Kim cương đen”

Đây là sơ đồ chiến thuật bóng đá mini 5 người xếp thành hình viên kim cương, giống như hàng tiền vệ của đội hình 4-4-2 kim cương trong bóng đá 11 người. Đội hình này có một tiền đạo cắm ở phía trên, một hậu vệ là chốt chặn ở phía dưới, hai cầu thủ tiền vệ thì chơi lệch sang hai cánh.

Điểm mạnh của đội hình này là đảm bảo được sự cân bằng giữa tấn công và phòng ngự, sẽ luôn có người đảm trách những vai trò này nên không sợ thiếu người trong các tình huống phản công hoặc lui về phòng ngự. Việc hai tiền vệ thi đấu rộng ra cánh khiến đội hình trở nên thoáng hơn, mở ra được nhiều khoảng trống dành cho các đường chuyền phối hợp và cũng có nhiều hướng tấn công đa dạng hơn. Hai tiền vệ chơi ở cánh sẽ linh hoạt về vị trí hơn, có thể lên công về thủ nhịp nhàng, hỗ trợ đồng đội tốt hơn, giúp tấn công trở nên sắc sảo và phòng ngự cũng có chiều sâu hơn. Vai trò của hai tiền vệ cánh này cũng có thể biến hóa tùy vào trận đấu: có thể cùng tấn công, cùng phòng ngự, hay một người tấn công một người phòng ngự, hoặc còn có thể đảo vị trí cho nhau.

Điểm hạn chế của chiến thuật đá sân mini 5 người 1-2-1 là đòi hỏi tính kỷ luật cao, đặc biệt là cầu thủ tiền đạo chuyên trách tấn công và cầu thủ hậu vệ chuyên trách phòng ngự. Chỉ cần một người không tuân thủ theo yêu cầu chiến thuật hoặc không đảm bảo được vị trí là đội hình sẽ bị rối loạn. Hai tiền vệ cánh cũng phải là những người có nền tảng thể lực dồi dào, tốc độ và kỹ thuật cá nhân tốt, và phải có cả kỹ năng tấn công lẫn phòng ngự. Nếu chỉ có khả năng tấn công hoặc phòng ngự tốt thì sẽ không đảm bảo được tính cân bằng trong thi đấu. Đặc biệt, hai tiền vệ cánh phải phối hợp ăn ý với nhau cả trong tấn công và phòng ngự và di chuyển lên xuống nhịp nhàng.

Sơ đồ 2-2: Chiến thuật Tứ trụ

Sơ đồ chiến thuật đá sân 5 người này còn được gọi là sơ đồ hình vuông hoặc sơ đồ cái hộp. 4 cầu thủ sẽ được xếp ở 4 phía của sân, có thể tưởng tượng nó giống như mặt 4 điểm trên viên xúc xắc. 4 cầu thủ này sẽ được chia rõ ràng thành hai khu vực là tấn công và phòng ngự và phải quán xuyến tốt khu vực của mình. Cách bố trí này đảm bảo được sự cân bằng tốt hơn so với chiến thuật “Kim cương đen”, và chuyển dịch lối chơi giữa công và thủ cũng dễ dàng hơn chứ không phụ thuộc vào đôi cánh.

Điểm mạnh của đội hình này là tính cân bằng, di chuyển dễ dàng giữa tấn công và phòng ngự. Các khu vực trên sân sẽ phối hợp với nhau nhẹ nhàng và ăn ý nếu như đã luyện tập chiến thuật này nhuần nhuyễn và hiểu ý nhau. Đây là một trong các chiến thuật đá bóng 5 người phù hợp cho những đội bóng muốn chơi phòng ngự khu vực.

Điểm hạn chế của đội hình này là các cầu thủ phải có ý thức hỗ trợ lẫn nhau, cũng như đòi hỏi phải vô cùng ăn ý và hiểu nhau. Khả năng phòng ngự của đội hình này cũng không kín kẽ, và còn phụ thuộc vào sự di chuyển và hỗ trợ lẫn nhau. Nếu các hậu vệ lên tham gia tấn công hoặc các tiền đạo không kịp lùi về hỗ trợ thì khả năng bị thủng lưới là rất lớn. Ngoài ra, vai trò và trách nhiệm của các cầu thủ trong đội hình này không được phân rõ nên có đôi khi họ sẽ lưỡng lự và còn phải quan sát hay dò ý nhau.

Sơ đồ 2-1-1: Chiến thuật Kim tự tháp

Đây là sơ đồ chiến thuật đá bóng 5 người xếp thành hình tam giác giống như kim tự tháp, với hai hậu vệ ở phía dưới, một tiền đạo cắm ở phía trên, và ở giữa sẽ có một cầu thủ tiền vệ đóng vai trò là cầu nối.

Điểm mạnh của đội hình này là đảm bảo được về phòng ngự, thích hợp cho chiến thuật phòng ngự phản công khi đối đầu với đối thủ mạnh. Với hai hậu vệ ở hai biên, đội bóng áp dụng đội hình này có thể pressing để ép đối thủ ra biên và đoạt bóng phản công nhanh. Trong tấn công, đội hình này mang lại được tính đa dạng. Tiền đạo cắm có thể tấn công trực diện hoặc làm tường cho tiền vệ dứt điểm, hai hậu vệ có thể cùng dâng lên tạo ra yếu tố bất ngờ. Do việc phòng ngự được đảm bảo nên tiền đạo được giải phóng vai trò, không phải quá quan tâm đến việc hỗ trợ phòng ngự mà có thể tập trung hơn vào tấn công.

Điểm hạn chế của đội hình này là quá phụ thuộc vào vị trí tiền vệ, người là cầu nối chính giữa hai tuyến và giữa tấn công và phòng ngự. Cầu thủ này sẽ phải là người rất chất lượng, hội tụ đủ những kỹ năng tấn công và phòng ngự để hỗ trợ đồng đội trong mọi tình huống. Ngoài ra, dù phòng ngự đã đảm bảo nhưng hai hậu vệ cũng phải có đủ khả năng để hỗ trợ cho tuyến trên khi tấn công.

Sơ đồ 1-1-2: Chiến thuật chữ Y

Đây là sơ đồ chiến thuật sân 5 người xếp thành hình chữ Y, hay về cơ bản chính là sự lộn ngược lại của chiến thuật Kim tự tháp nên vai trò cũng sẽ hoàn toàn ngược lại. Sẽ chỉ có một cầu thủ phòng ngự ở phía dưới, hai cầu thủ tấn công ở phía trên và một cầu thủ tiền vệ làm cầu nối ở giữa.

Điểm mạnh của đội hình này chắc chắn là về mặt tấn công, khi có đến hai cầu thủ tiền đạo đảm trách vai trò này. Đội hình này sẽ rất hữu ích khi đối đầu với đội bóng yếu hơn, hoặc khi cần phải có bàn thắng thì các đội bóng cũng có thể chuyển sang đội hình này. Hai tiền đạo ở phía trên có thể gây sức ép lên đội đối phương, khiến hậu vệ của họ không dám dâng cao tấn công. Còn về phòng ngự, do chỉ có một cầu thủ nên sẽ không có mâu thuẫn về vai trò hay sự thiếu ăn ý.

Điểm hạn chế của đội hình này là hàng phòng ngự quá mong manh, khi bị tấn công phải chuyển trạng thái từ tấn công về phòng ngự nhanh nếu không muốn bị thủng lưới. Hai cầu thủ tiền đạo cũng không thể chỉ chuyên tâm vào tấn công mà cần phải có ý thức lui về hỗ trợ phòng ngự. Cũng giống như chiến thuật kim tự tháp, đội hình này cũng đòi hỏi phải có một cầu thủ tiền vệ chất lượng.